Rau ngót có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, đem lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Vì thế, các món ăn được chế biến từ rau ngót rất được mọi người yêu thích. Tuy nhiên, nhiều chị em lại băn khoăn không biết: Xăm môi có được ăn rau ngót không? Cùng Taylar Nguyen giải đáp ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Xăm môi có được ăn rau ngót không?
Câu trả lời là CÓ!
Sau khi thực hiện phun xăm môi, chị em có thể ăn rau ngót bình thường. Đây không chỉ là loại rau dễ ăn, dễ chế biến mà còn chứa đa dạng các thành phần dinh dưỡng, có lợi cho sự phục hồi của môi:
- Vitamin A: Trong 100gr rau ngót có chứa 6mg vitamin A. Hoạt chất này sẽ củng cố lớp trên cùng của biểu bì môi, chống lại hiệu quả các yếu tố gây hại như bụi bẩn, vi khuẩn xâm nhập vào môi. Nhờ vậy mà môi đóng vảy nhanh hơn, sớm lên màu đẹp, tươi tắn và căng mọng tràn đầy sức sống.
- Vitamin C: Có thể bạn chưa biết, rau ngót có chứa hàm lượng Vitamin C cao hơn một số loại trái cây như bưởi và cam. Bổ sung vitamin C giúp thúc đẩy sự sản sinh collagen và elastin, giúp kích thích vùng da tổn thương được tái tạo và phục hồi nhanh hơn. Không những thế, vitamin C còn hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng thâm xỉn và chống lão hóa để môi căng mọng, mềm mịn, tràn đầy sức sống.
- Protein thực vật: Protein có trong rau ngót vô cùng lành tính, giúp cho tế bào da sớm phục hồi tái tạo mà không gây ra tình trạng dư thừa đạm.
- Kẽm: Khoáng chất kẽm hoạt động như một chất diệt khuẩn, kháng viêm tự nhiên rất hiệu quả. Vì thế, ăn rau ngót sau khi xăm môi là cách an toàn để bảo vệ môi khỏi nguy cơ bị nhiễm trùng.
Xem thêm:
- Chuyên gia giải đáp: Xăm môi ăn rau muống được không?
Một số lưu ý khi ăn rau ngót sau phun môi
Không chỉ giải đáp xăm môi có được ăn rau ngót không, Taylar Nguyen sẽ bật mí các lưu ý khi chế biến để giữ trọn hương vị và giá trị dinh dưỡng của rau ngót:
- Lựa chọn nguồn rau tươi, sạch, không phun thuốc để đảm bảo an toàn thực phẩm. Đặc biệt, không chọn mua rau ngót có lá bị xoăn, mềm vì đó là rau đã bị hỏng.
- Vệ sinh rau ngót sạch sẽ bằng nước muối và rửa lại nhiều lần để loại bỏ hết bụi bẩn và chất độc hại.
- Không vò nát rau ngót trước khi nấu vì các chất dinh dưỡng như vitamin C và vitamin A sẽ mất đi. Vì vậy, hãy để nguyên lá rau và nấu trên mức lửa vừa.
- Rau ngót cần được nấu thật chín chứ không thể ăn sống như một số loại rau khác. Nếu không, các chất có trong rau ngót rất chuyển hóa thành chất độc khi tiếp xúc với dịch tiêu hóa trong dạ dày.
- Trong quá trình chế biến, nên hạn chế cho quá nhiều gia vị, đặc biệt là gia vị cay nồng như tiêu, tỏi. Nếu bạn nấu canh, chỉ xào rau ngót với một lượng nhỏ dầu ăn.
- Không nên nấu chung rau ngót với các loại thực phẩm cần kiêng ăn như tôm, cá, thịt bò… trong thời gian đầu sau khi phun xăm môi.
- Khi ăn, tránh để nước rau nóng dính vào môi quá lâu vì dễ khiến môi đau rát và nhiễm trùng. Tốt nhất, chị em hãy lấy phần rau để riêng cho nguội bớt và ăn từng miếng nhỏ.
Xem thêm:
- Xăm môi kiêng đồ nếp bao lâu để môi nhanh lành, lên màu đẹp?
Tổng kết
Trên đây, Taylar Nguyen đã giải đáp: Xăm môi có được ăn rau ngót không? Hy vọng qua bài viết đã giúp bạn biết thêm về một món ăn tốt cho môi cũng như bỏ túi nhiều lưu ý hữu ích để ăn rau ngót an toàn cho môi nhé!
Taylar Nguyen Beauty & Academy
Hà Nội: Tòa Golden Park, số 2 Phạm Văn Bạch, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
Hồ Chí Minh: 35 Hùng Vương, phường 4, quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0916.285.995
Website: https://taylarnguyen.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/taylarnguyen.beauty.academy